In:
Chế độ xem:
Cỡ chữ: A | A- | A+

Bộ Tài chính hướng dẫn lập Báo cáo tài chính nhà nước

Bài đăng vào lúc: 09:46:17, ngày: 21/02/2019 GMT +7


Căn cứ Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/03/2017 của Chính phủ về Báo cáo tài chính nhà nước, ngày 28/12/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 133/2018/TT-BTC về hướng dẫn lập Báo cáo tài chính nhà nước. Trong đó:
Nội dung Báo cáo là báo cáo về các thông tin tài chính liên quan đến hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước; Báo cáo nợ công; các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ; Báo cáo tài chính của Quỹ tích lũy trả nợ; Báo cáo tài chính của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Báo cáo vốn của nhà nước tại doanh nghiệp do trung ương quản lý; Báo cáo vốn của nhà nước tại ngân hàng và các tổ chức tài chính do trung ương quản lý; Báo cáo tài sản hạ tầng về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng hải, đường hàng không, nhà, vật kiến trúc, phương tiện vận tải và tài sản khác; Báo cáo hoạt động dự trữ quốc; Báo cáo tài chính của các Quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;…
Cơ quan tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước và kiểm tra tính cân đối, hợp lý, hợp lệ của Báo cáo cung cấp thông tin là  Kho bạc Nhà nước các cấp; các cơ quan, đơn vị sau đây có trách nhiệm lập báo cáo và cung cấp thông tin là các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước các cấp, cơ quan thuế các cấp, Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Ngân sách nhà nước, Cục Quản lý công sản, Tổng cục Dự trữ Nhà nước), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Ngoài ra, còn có cơ quan tài chính địa phương, bao gồm sở tài chính thuộc UBND tỉnh, TP; phòng tài chính - kế hoạch thuộc UBND huyện, quận; UBND xã, phường, thị trấn; các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp trung ương, tỉnh, huyện.
Ngoài ra, Thông tư này quy định biểu mẫu báo cáo, nguyên tắc, trình tự, hình thức, thời hạn,… lập Báo cáo tài chính nhà nước. 
                                
THANH TRA SỞ