Chiều ngày 22/4/2021, Đảng ủy Sở Tài chính tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Đặng Thu Hương, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài chính, toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ Sở Tài chính và công chức Sở Tài chính
Đồng chí Đặng Thu Hương, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài chính trình bày Nghị quyết Đại hội
Tại Hội nghị, đồng chí Đặng Thu Hương, Phó Bí thư Đảng ủy Sở đã quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 – 2020 về kinh tế tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực; năng suất lao động được nâng lên. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng bình quân hàng năm 6,4% (theo giá so sánh năm 2010). Trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,04%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,13%; dịch vụ tăng 6,16%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,96%. GRDP bình quân đầu người đạt 2.524 USD. Thu ngân sách năm 2020 khoảng 11.985,9 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (kế hoạch đến năm 2020 là 11.000 tỷ đồng); kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 4.146,2 triệu USD. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: nông, lâm nghiệp, thủy sản 27,63%; công nghiệp - xây dựng 28,58%; dịch vụ 39,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,54% (so với năm 2015: nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 3,7%; dịch vụ giảm 0,1%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,3%). Năng suất lao động xã hội tăng bình quân hàng năm 6,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (kế hoạch tăng 6,06%/năm). Sản xuất công nghiệp phát triển khá. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 85/121 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 70,25%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (kế hoạch 61%, tương đương 74 xã); 13 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao và 4 đơn vi cấp huyện đươc công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gồm: huyện Hoài Nhơn (nay là thị xã Hoài Nhơn), thị xã An Nhơn, thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính đạt kết quả khá; xuất khẩu được đẩy mạnh; du lịch phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của tỉnh Phát triển vùng được quan tâm, tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng được phát huy; diện mạo thành thị, nông thôn có nhiều khởi sắc Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển; công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm Khoa học và công nghệ có bước phát triển; công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai được quan tâm; triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đã xây dựng các trạm cảnh báo lũ sớm trên Sông Kôn - Hà Thanh; chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động bởi thiên tai; nâng cao nhận thức và khả năng chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai cho cộng đồng; công tác quy hoạch đã chú trọng đến thoát lũ và chống ngập;...Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước đi vào chiều sâu. Các lễ hội truyền thống được duy trì tổ chức; hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh được tổ chức trang trọng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, quảng bá văn hóa, du lịch Bình Định…Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; dân số kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em được chú trọng, chất lượng được nâng lên. Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả. Công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường được quan tâm. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân ngày càng tăng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, nâng cấp, mở rộng; đến cuối năm 2019, có 159/159 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (kế hoạch trên 80% số xã); 100% trạm y tế xã có bác sĩ, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (kế hoạch 100% số xã). Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật về y tế tiếp tục được quan tâm. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao; thực hiện thành công nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị. Chuẩn bị tốt các điều kiện và triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực y tế được tăng cường; công tác giáo dục y đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được chú trọng. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số đạt nhiều kết quả tích cực; tỷ suất sinh giảm còn 13,7‰ (bình quân hàng năm giảm 0,12‰), đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (kế hoạch giảm từ 0,1‰ - 0,2‰/năm); tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 8,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (kế hoạch dưới 10%). Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tiếp tục được chú trọng; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 92%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (kế hoạch 80%). Các vấn đề xã hội được giải quyết kịp thời, hiệu quả. Các hoạt động giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa - thể thao, thông tin - truyền thông, chăm sóc sức khỏe nhân dân... có nhiều tiến bộ. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự an toàn xã hội cơ bản đảm bảo. Công tác xây dựng hệ thống chính trị đạt được kết quả tích cực. So với các tỉnh khu vực miền Trung, Bình Định nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá.
Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đó là, Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy truyền thống, ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh và môi trường xã hội ổn định; đẩy nhanh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung (phấn đấu trong 5 năm tới Bình Định nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của khu vực miền Trung). Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thực hiện tốt công tác phòng, chống các loại dịch bệnh. Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và trang thiết bị ngành y tế; có kế hoạch thành lập thêm bệnh viện chuyên khoa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới y tế cơ sở; phấn đấu số giường bệnh/vạn dân đạt 43,6 giường, số bác sĩ/vạn dân đạt 9 bác sĩ; đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực y tế, chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế. Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về y tế - dân số; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chuyển hướng chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số; giảm mất cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tăng cường quản lý phát triển xã hội, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Gắn chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.
Toàn cảnh Hội nghị